Dạo gần đây đi học khi về kể với em rằng bé hay bị bạn khác trên lớp ức hiếp, kiểu như đánh và đẩy bé để giành đồ chơi hoặc lấy thức ăn. Khi em hỏi "con đã làm gì?". Bé nói là "con không làm gì hết và chỉ nói với bạn là không được làm vậy nữa, đánh bạn rồi con bị phạt thì sao".
Ngày đăng: 07-09-2022
539 lượt xem
Sau bài post hôm thứ 2 vừa rồi, tôi đọc được tâm sự của một người mẹ: con trai em rất ngoan và lễ phép. Dạo gần đây đi học khi về kể với em rằng bé hay bị bạn khác trên lớp ức hiếp, kiểu như đánh và đẩy bé để giành đồ chơi hoặc lấy thức ăn. Khi em hỏi "con đã làm gì?". Bé nói là "con không làm gì hết và chỉ nói với bạn là không được làm vậy nữa, đánh bạn rồi con bị phạt thì sao". Thâm tâm một người mẹ em mong con phải mạnh mẽ lên, phản kháng lại và tự bảo vệ mình bởi vì không phải lúc nào cô giáo của bé cũng có thể bảo vệ hay can thiệp kịp thời. Liệu chúng ta nên làm gì trong những trường hợp như vậy?
Đây không phải là quan tâm của riêng người mẹ trẻ này, mà rất nhiều cha mẹ khác cũng quan tâm bời vì là cha mẹ ai cũng muốn con mình mạnh mẽ và an toàn.
KHI BỊ ỨC HIẾP, ĐỨA TRẺ CẦN GÌ?
Đó là dũng khí. Nếu thiếu dũng khí, trẻ sẽ không thể làm bất cứ điều gì bạn hay bất kì ai bảo.
Khi biết trẻ bị ức hiếp là một cảm giác thật sự khó chịu với mọi cha mẹ. Tất yếu là cha mẹ chúng ta cần 1 giải pháp để chấm dứt điều này sớm. Một số cha mẹ, thậm chí bản thân tôi, đôi lúc mong muốn "con hãy đứng lên, phản kích lại để bảo vệ mình chứ". Tuy nhiên, có 1 vài thứ chúng ta nên xem xét nếu bạn kêu trẻ đánh trả lại.
"Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ không làm theo lời khuyên đó? Và nếu dám làm, điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ bị đánh tơi bời? Và điều gì sẽ xảy ra khi trẻ đánh thắng?"
Chúng ta không chắc liệu trẻ có làm điều bạn khuyên không trừ khi bạn đứng đó hô hào. Mọi tình huống có thể xảy ra, bây giờ, chúng ta hãy cùng xem xét về các tình huống có thể xảy ra. Có thể trẻ không dám đánh lại và lại tiếp tục bị ức hiếp, và lời khuyên của bạn cho trẻ có thể xem là "thất bại". Tồi tệ hơn nếu trẻ đánh lại, nhưng kết quả không như mong đợi. VD, bị bạn kia đánh tơi tả hoặc đều bị cô phạt. Lúc này, trẻ có thể xem giải pháp của bạn "thật thất bại". Dĩ nhiên, vẫn có 1 tình huống tốt đẹp hơn, trẻ có thể là người giành chiến thắng. Bạn nghĩ sự bạo lực sẽ chấm dứt không? Tiếc rằng những nghiên cứu cho thấy sự giải quyết bằng bạo lực, dù chiến thắng, vẫn không làm giảm sự tiếp diễn của bạo lực hay ức hiếp.
VÒNG TRÒN BẮT NẠT
GS. Olweus cho rằng sự bắt nạt không phải chỉ đến từ trẻ bắt nạt hay trẻ bị bắt nạt, mà nó cần chú ý đến có sự tham gia của những trẻ đứng ngoài. Như sơ đồ đính kèm đã phát họa tâm lý của những nhóm đứng ngoài này, chúng ta dễ dàng thấy số lượng nhóm trẻ đứng ngoài bàng quan hoặc ủng hộ với hành vị bắt nạt là không ít. Nhóm trẻ chủ động giúp đỡ hoặc có ý định giúp đỡ trẻ bị bắt nạt lại khá khiêm tốn. Do đó, trẻ bi bắt nạt khó có thể đánh trả hay tự phản kháng lại. Trong trường hợp này, việc sử dụng bạo lực để phản kháng sự bắt nạt có thể không phải là cách khôn ngoan.
NUÔI DƯỠNG DŨNG KHÍ Ở TRONG TRẺ VÀ LÔI KÉO SỰ THÁNH THIỆN TRONG CON NGƯỜI CỦA NHỮNG NGƯỜI CHỨNG KIẾN LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG
Cách tốt hơn, thay vì dạy trẻ đánh trả lại, chúng ta cần dạy trẻ sự dũng cảm để chấm dứt hành vi này và lôi kéo sự giúp đỡ của nhóm trẻ hỗ trợ.
Trong một khảo sát 30 chuyên gia trong lịch vực giáo dục trẻ nhỏ, phần lớn các chuyên gia cũng khuyên trẻ nên dùng lời nói cứng rắn và thể hiện sự bình tĩnh, đừng bao giờ thể hiện sự giận dữ hay khóc lóc yếu đuối, đó là đòn đáp trả hiệu quả hơn là vũ lực đánh trả lại.
Các chuyên gia giáo dục cũng từng chia sẻ điều gì đứa trẻ bị bắt nạt nên nói với người bắt nạt: khi bị bắt nạt, trẻ bị bắt nạt nên hét thật lớn: "không đời nào! bạn không được bắt nạt tôi!", câu nói có thể không chấm dứt ngay hành vi bắt nạt, nhưng là đón đánh trả đầy quyết tâm của trẻ, nó sẽ cho người bắt nạt và nhóm ủng hộ sự bắt nạt nhận ra " tôi biết bạn đang bắt nạt tôi, và tôi không cho nó diễn ra trên tôi nữa", và nó cũng là tiếng chuông báo động cho nhóm trẻ hỗ trợ 1 và 2 có động lực để giúp trẻ.
Điều cuối cùng, hãy dạy trẻ đừng bao giờ khóc trước ai làm điều gì đó xấu với mình và cần phải mạnh mẽ hơn họ, ít nhất là không phí nước mắt của con. Dạy điều này cần thời gian, vì trẻ cần xây dựng đủ cứng rắn trong tâm hồn của trẻ. Có nhiều cách có thể hỗ trợ như đọc sách cho trẻ nghe, hoặc dẫn trẻ đến nghe các câu chuyện truyền cảm hứng thực tế của những người bị bắt nạt và đã thành công vượt qua như thế nào.
Cách ứng phó với sự bắt nạt khi nó diễn ra như sau:
1. Nếu trẻ là người đứng xem, hãy dạy trẻ là người hỗ trợ tích cực, đừng chỉ là người quan sát hay là người ủng hộ hành vi bắt nạt. Xã hội ít đi những người cổ xúy cho bắt nạt sẽ ít đi kẻ bị bắt nạt. Trẻ có thể hổ trợ tích cực bằng những lời nói như “tại sao lại bắt nạt bạn ấy?” hoặc “ nếu là em của bạn, bạn nghĩ sao?”.
2. Nếu trẻ là người bị bắt nạt, hãy nói thật lớn, thậm chí hét lên cho tất cả mọi người có thể nghe thấy: “không đời nào! bạn không được bắt nạt tôi!"
3. Nuôi dưỡng sự mạnh mẽ trong tâm hồn trẻ bằng những câu chuyện, và dạy trẻ đừng bao giờ khóc, hãy dũng cảm và cứng rắn hơn ai đó bắt nạt trẻ.
4. Chúng ta không thể bao bọc hết tất cả tình huống cũng không thể mong đợi ai đó sẽ giúp mọi tình huống, nhưng vẫn rất khôn ngoan để người quản lý khu vực đó biết là có vấn đề bạo lực đang diễn ra. Chúng ta nên dạy trẻ tin vào hệ thống và sự quản lý của hệ thống trừ khi chúng ta tách trẻ ra khỏi hệ thống hoàn toàn. Trong bắt nạt, trẻ thường nắm giữ 1 suy nghĩ chưa đúng về hệ thống quản lý (VD ở đây là thầy cô trong trường): trẻ sợ sệt gặp thêm rắc rối, nên tránh nói với thầy cô và cha mẹ. Bạn nên là người sớm giúp trẻ hiểu nói với người lớn là không có rắc rối, mà điều đó cần để tất cả mọi người có thể hỗ trợ tốt nhất cho con.
Note
Healy, K. (2015) Fighting back may stop some children from being bullied. The Conversation
Như chúng ta thấy vai trò của các bé đứng bên ngoài góp phần quan trọng trong việc giúp đỡ bé bị bắt nạt nếu các bé trở thành 1 người ủng hộ hay người lên tiếng (upstander) cho hành động sai trái.
Có 4 cách bạn có thể dạy bé trở thành 1 người ủng hộ:
1. Hãy gọi bé đang bị bắt nạt như thể đang là bạn mình, dù đó không thực sự là bạn của bé, như 1 cách tạo "đồng minh" (VD. ê cậu, làm bài tập cô cho chưa?);
2. Nhờ trẻ đang bị bắt nạt làm gì đó để tạo "lí do hợp lý" giải vây cho bạn đó. (VD. cô giáo gọi bạn kìa!);
3. Lên tiếng giúp bạn đang bị bắt nạt để gọi các bạn khác hỗ trợ cùng. (VD. Tại sao bắt nạt bạn ấy?);
4.Đi kêu người lớn hoặc cùng bạn bị bắt nạt đi nói với người lớn về vấn đề vừa bị bắt nạt.
Đó không gọi là mách lẻo vì mách lẻo là đem phiền phức đến người khác, trong khi việc nói lên sự thật là đang giúp bạn ấy được an toàn hơn. Đó là 1 nghĩa cử đẹp. Các bạn có thể xem thêm video Be an Upstander - Prevent Bullying đính kèm này để tham khảo các cách để dạy các bé dũng cảm đứng lên để trở thành 1 upstander cho những trẻ bị bắt nạt. Khi càng nhiều upstanders sẽ càng ít trẻ bị bắt nạt hơn. Đây là một nguồn các tài liệu hay về bắt nạt dành cho trẻ, cha mẹ và các thầy cô, tất cả đều có thể tải về. Các bạn có thể tham khảo để cùng nhau xây dựng một môi trường an toàn cho các bé: Resources to Fight Bullying and Harassment at School
Còn ý kiến của cá nhân bạn thì sao ?
Con em đi học lớp 1 và bé bị bắt nạt. E cũng áp dụng khá nhiều bước tnay. Nhg con vẫn bị bắt nạt. Bước cuối cùng em làm đó là hướng dẫn con phản kháng lại và bản thân em có sự can thiệp vào vs gia đình của bạn kia. Xét cho cùng bước cuối cùng k ai muốn nhg là cần thiết để mọi chuyện dừng lại. Và đúng là: bạn kia đánh,xé vở và lấy đồ của con em thì con em đã đánh lại. Và bạn đó đã dừng lại sau đó. Cảm ơn bsy đã chia sẻ ạ.
Trên lý thuyết nó là vậy Thẳng thắn mà nói e rất trân trọng những chia sẻ đúng đắn ở bài này, nhưng có vẻ như solutions khá nặng lý thuyết, và thực tế ngay khi biết con m bị/ là người bắt nạt e nghĩ bm chắc chắn sẽ tham gia vào vòng tròn này. Hoặc là bung bét lên đòi bồi thường/ viện cớ này kia nếu con m là người bắt nạt, hoặc là quy mô bắt nạt nó sẽ chuyển sang cấp độ PH (con ô bụp con tui h tui bụp ô cho biết tay ... kiểu vậy). Về phía hệ thống (nhà trường thầy cô) e thấy chỉ có tính ước lệ ( phạt, kiểm điểm,... ) nhưng cũng chưa gquyet đk triệt để vấn đề. Mối quan hệ của lũ trẻ sẽ trở nên khó khăn hơn khi có sự can thiệp của người lớn. Và độ tuổi càng lớn thì khả năng tái hoà đồng càng thấp. Việc rèn luyện dũng khí là cần thiết, nhưng lôi kéo tinh thần trượng nghĩa có lẽ hơi khó đối với các bé nhỏ nhỉ?e hay dặn con khi có bạn nào muốn cắn đánh con thì con hãy né đi hoặc đẩy bạn ra nhé. Mặc dù sự việc sẽ phức tạp dần lên theo đo tuổi nhưng trước mắt giữ cho bản thân an toàn là điều cần làm.
Con tôi 4t. Tôi cũng dạy con đẩy bạn ra thật mạnh, vừa là bảo vệ mình, vừa là phản kháng để bạn kia kiêng dè.
Tôi sẽ dạy thêm việc hét lớn như bài viết & ko fai sợ bạn nào cả.
Đón đọc bài mới Phải làm gì khi phụ huynh ko chịu nhận lỗi sai của con mình ?
Xem công thức làm nước ép trên kênh you tube của NuocEp.vn nhé
Liên hệ chúng tôi:
CTY CỔ PHẦN NƯỚC ÉP VIỆT NAM
Địa chỉ: 22 Lý Chính Thắng, Phường 8, Quận 3, Tp.HCM
Hotline: 0909 965 385 (zalo/viber)
Mail: amytran8288@gmail.com
Website: www.nuocep.vn
Follow chúng tôi:
Join our Group: Nước ép chất_Bật sống xanh
Youtube
➸https://www.youtube.com/trandiemphuongofficial
Facebook
➸https://www.facebook.com/trandiemphuongofficial
Instagram
➸https://www.instagram.com/trandiemphuongofficial
Tiktok
➸https://tiktok.com/trandiemphuongofficial
Website:
➸http://nuocep.vn/
THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN: 060148787691 - TRẦN THỊ DIỄM PHƯƠNG - Ngân hàng Sacombank Hồ Chí Minh
Từ khóa tìm kiếm
#mayeptraicay #muamayeptraicay #mayeptraicayhurom #mayeptraicaygiare #juice #fruitjuice #juicerhurom #huromh200 #huromh300 #mayepcham #nuoceptrai #nuocepchuabenh #nuocepchuabenhungthu #cachlamnuocep #nuocephuuco #muamayepchinhhang #muamayephurom #mayephuromchinhhang #mayeptraicaygiare #muamayepodau #mayeptraicaymaudo #mayeptraicaymauden #mayepchamhurom #nuocep #nuocepngon #nuocepchonguoibibenhtieuduong #trandiemphuong #huromchinhhang #congthuclamnuocep #raucudalat #traicayhuuco #nuocephuuco #nuoceporganic #goodjuice #greenlife #vegan #thuanchay
BẠN ĐANG CẦN TÌM MUA MÁY ÉP CHÍNH HÃNG GIÁ TỐT ? CLICK VÀO "SHOP NOW"
Gửi bình luận của bạn