LÀM SAO ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI SỰ GIẬN DỮ & BƯỚNG BỈNH Ở TRẺ

Bé nhỏ nhà e hay cắn và bắt nạt chị thì làm thế nào ạ??? Chào bạn, nếu bé nhỏ < 15 tháng tuổi, bạn có thể giọng nghiêm nói "không được đánh/cắn chị" và tỏ thái độ không hài lòng về hành vi này mỗi khi trẻ cắn hay đánh chị bé để trẻ hiểu rằng đây là hành vi không được chấp nhận. cách ứng xử của bạn phải đồng nhất và kịp thời ngay thời điểm đánh/cắn. Sau 1 vài lần như vậy, trẻ sẽ học được cách ứng xử đúng hơn. Nếu trẻ > 15 tháng tuổi, có thể phải áp dụng 1 số biện pháp răn đe được khuyên cho cha mẹ như time-out để ngăn hành vi này

Ngày đăng: 06-09-2022

238 lượt xem

Não bộ của trẻ
Theo GS. Daniel J.S. và Tina P.B., GĐ Y Khoa, ĐH California, Los Angeles, Mỹ, trong điều khiển
hành vi, não bộ của trẻ được ví như cái nhà 2 tầng. Tầng 1 kiểm soát các hoạt động cơ bản như
nghe, nhìn, sờ, thở, nhịp tim, trong khi tầng 2 có chức năng kiểm soát cảm xúc, ngôn ngữ và
nhận thức đúng sai. Mọi đứa trẻ từ 0 -5 tuổi đều nằm ở giai đoạn kiến tạo gần hoàn chỉnh tầng
1, trong khi đó tầng 2 là cần đến 22 năm để hoàn thành. Do đó, trong giai đoạn từ 0-5 tuổi, trẻ
phải học hỏi rất nhiều thứ từ việc phân biệt giọng nói của mẹ với người lạ đến việc học cách
diễn đạt ngôn ngữ, thể hiện cảm xúc và học cách nhận thức đúng sai. Việc trẻ có lúc có những
hành vi bướng bỉnh cũng là điều dễ hiểu.
Cấu trúc não bộ 2 tầng
Hiểu sự ương bướng của trẻ dưới góc nhìn tâm lý học ?
Tantrum là thuật ngữ mô tả các hành vi ương bướng, la hét, khóc đòi bằng được, tức giận, đánh
lại cha mẹ, nằm khóc ăn vạ thường xảy ra ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 1 – 5 tuổi. Theo Viện Hàn
Lâm Nhi Khoa Mỹ, Tantrum là 1 hành vi bình thường trong giai đoạn phát triển của trẻ do trẻ
chưa có đủ ngôn ngữ và nhận thức để diễn đạt điều trẻ muốn hay không muốn. Thực tế, trẻ
thường dùng tantrum để cho bạn biết trẻ cần giúp đỡ khi gặp rắc rối (Ví dụ, trẻ không biết cách
chơi 1 món đồ chơi), để đạt được điều trẻ muốn (ví dụ, đòi kẹo khi tính tiền ở siêu thị), để ngăn
bạn đưa vào một hoạt động trẻ thấy chán (Ví dụ, trẻ không muốn vào khu vực nhà sách, trẻ
2
thích quầy đồ chơi)… Điều này có nghĩa là trẻ sẽ có những lúc gặp khó khăn về điều khiển cảm
xúc, sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt và những lúc như vậy trẻ sẽ “bị giữ lại” ở tầng 2 của căn
nhà não bộ. Dẫn đến kết quả, cơn lốc tantrum có thể hình thành.
Cha mẹ là người có thể giúp trẻ học được những bài học sau mỗi lần tantrum. Những bài học
đó giúp trẻ phát triển những kỹ năng như kiểm soát cảm xúc, phát triển nhận thức và thể hiện
rõ ràng những điều muốn và không muốn.
GS. Potegal M., ĐH Minnesota, Mỹ đã đưa ra 5 cấp độ của cơn lốc Tantrum mà trẻ sẽ đi qua:
CẤP ĐỘ 1: GIẬN DỮ.
Điều này cha mẹ có thể nhận ra thông qua tiếng hét hoặc la khóc rất lớn hoặc trút cơn giận dữ
vào vật thể, bản thân của trẻ hoặc người khác. Tuy nhiên, thời gian nó diễn ra khá ngắn và chỉ
dài khi có ai đó tác động vào cảm xúc này.
CẤP ĐỘ 2: GIẬN DỮ VÀ BUỒN BÃ:
Trẻ Bắt đầu bằng sự mếu máu, khóc và giẫy giụa nhưng có xu hướng giảm dần. Thời gian diễn ra
khá dài, chiếm 40% tổng thời gian tantrum của trẻ.
CẤP ĐỘ 3: ĐỪNG CHẠM TÔI.
Bắt đầu những biểu hiện giẫy nẩy lên khi bạn cố chạm vào bé hoặc dỗ dành bé. Thời gian diễn
ra khá ngắn, chiếm 10% tổng thời gian tantrum.
CẤP ĐỘ 4: “TÔI CẦN CÁI ÔM”
Trẻ bắt đầu với biểu hiện trẻ giảm đi những thái quá, nhìn ngó xung quanh, cơn khóc có thể vẫn
còn, nhưng chịu khó nín khóc khi nghe ai đó nói đến bé. Thời gian này cũng khá ngắn, chỉ tầm
10%
CẤP ĐỘ 5: HẾT GIẬN.
Não bộ trẻ nhỏ khó có thể mang cơn giận giữ hơn 1 tiếng đồng hồ vì trẻ luôn trong trạng thái
học hỏi cảm xúc. Bạn sẽ để ý trẻ sẽ quên và chơi lại món đồ đó hoặc bạn đó bình thường.
3
Quy luật tantrum
Bất cứ tác động nào lên cấp độ 1, 2 và 3 đều dẫn đến sự kéo dài cấp độ 2 ở lần tantrum khác.
Bất cứ tác động nào lên cấp độ 2 (VD cha mẹ dụ dỗ hay đánh lừa trẻ bằng bánh hay,mua đồ
chơi) để bé quên và chuyển sang cấp độ 5 thì tantrum lần sau sẽ mãnh liệt hơn và bạn phải dụ
lớn hơn.
Tác động tốt nhất: Hãy để bé tự trải qua cấp độ 1,2, 3 trong an toàn và điều này sẽ làm bé
trưởng thành hơn trong cảm xúc, hãy tác động vào cấp độ 4 để bé tự nhiên trải qua cấp độ 5 là
được khuyên.
Hướng dẫn giúp bạn ứng phó cơn lốc
Cơn lốc có thể xảy ra bất cứ lúc nào, điều quan trọng là bạn nên có những kỹ năng cần thiết để
ứng phó. Đây là hướng dẩn.
1. Hãy cắt ngay nguồn năng lượng gây ra tantrum, đừng lo lắng khi tantrum quá đà ở cấp độ 1,2
và bạn chỉ đơn thuần im lặng, và cất những món đồ hoặc giải quyết tình huống gây ra sự
tantrum ở bé.

2. Bạn phải đủ cứng rắn và kiên nghị trong suốt thời gian tantrum diễn ra ở cấp độ 1,2 và 3. Làm
gì khi cơn lốc đang qua giai đoạn 1,2 và 3? Hãy pha 1 tách trà và tận hưởng ly trà của bạn. Nên
nhớ rằng đảm bảo bạn ở đủ gần để biết bé tantrum như thế nào để quyết định có cần dùng
“Chiếc thang cứu sinh” không.
3. Bạn không được khuyên là dùng đồ chơi hay dụ dỗ bé vì làm vậy bé sẽ không học được cách
chấp nhận và thay đổi trong cảm xúc.
4. Khi bé ở cấp độ 4, bạn có thể nói chuyện và đừng ngại cho bé cái ôm và tha thứ. Đây là lúc
nói chuyện.
Sử dụng “Chiếc thang đặc biệt” lúc cần thiết
Chiếc thang đặc biệt là công cụ cha mẹ dùng để tạo ra 1 khoảng dừng trong biến cố hành vi nào
đó của trẻ đang phát triển, đang bùng cháy dữ dội thành cơn lốc tantrum. Tại thời điểm này,
mọi tác động của cha mẹ chỉ làm trẻ trở nên bướng bỉnh và khó kiểm soát cảm xúc hơn. Bộ
công cụ này sẽ giúp giảm nguồn tác động của cha mẹ - được ví như nguyên liệu làm bùng cháy
hơn cơn lốc tantrum ở giai đoạn 2. Khi không còn năng lượng, trẻ sẽ trở lại trạng thái bình
thường và bài học về biến cố nên được dạy trẻ khi Tantrum kết thúc.
Chiếc thang đặc biệt có thể chia nhỏ cơn lốc và dẫn cơn lốc đi giữa 2 tầng dễ dàng, điều này sẽ
giúp trẻ có “khoảng dừng” để điều chỉnh cảm xúc.
5
“Chiếc thang đặc biệt” gồm 3 công cụ sau:
1. Công cụ Distraction: Bạn có thể hướng trẻ đến 1 sự chú ý khác. Công cụ này chỉ nên
dùng khi trẻ nhỏ hơn 15 tháng tuổi.
Sử dụng công cụ này như thế nào?
Các bé nhỏ thường có sự tập trung rất ngắn vào 1 sự vật hoặc hành động. Do đó, công
cụ đánh lạc hướng là có thể sử dụng, nhưng các bé lớn hơn 15 tháng tuổi không khuyến
khích vì lúc này các bé đã phát triển nhận thức độc lập và có thể nhớ. Do đó, nếu đánh
lạc hướng ở bé lớn có thể không hiệu quả tantrum, mà còn làm tantrum kéo dài ở giai
đoạn 2.
Một số hoạt động đánh lạc hướng thông dụng được khuyên:
Khi bé đòi món đồ chơi nào đó, hãy bế bé sang hướng khác và chỉ vào một người nào đó
để chuyển hướng chú ý của trẻ. Lúc này, bạn hãy mô tả 1-2 câu về hướng mới để trẻ
quên món đồ chơi trước đó.Tránh hứa hẹn sẽ mua món khác hoặc mua lúc khác vì điều
này làm trẻ khó bị đánh lạc hướng.
Khi trẻ đòi thiết bị điện tử như điện thoại, ipad hay promote TV, bạn hãy chạy 1 đoạn
video để tải 1 phút và tắt wifi. Sau khi bé xem hết 1 phút thì video tự tắt. Với promote
TV bạn có thể tháo pin. Khi trẻ cảm thấy mất hứng với những thiết bị “dỏm” bạn đưa,
trẻ có thể quấy khóc, lúc này bạn mang 1 vài món đồ chơi có nhạc hoặc trống để đánh
lạc hướng bé.
2. Công cụ 1-2-3 Go & Magic: Cha mẹ có thể dùng nó để quy ước 1 khoảng thời gian nhất
định với trẻ để trẻ hoàn tất phần công việc còn lại của trẻ trước khi cơn lốc tantrum trở
nên lớn. Nó nên là 1 phút, 2 phút hoặc tối đa là 3 phút. Hết số phút quy ước, trẻ cần
phải kết thúc công việc.
Sử dụng công cụ này như thế nào?
Công cụ này nên dùng khi trẻ dây dưa trong 1 hoạt động nào đó.
Bạn nên quy ước một khoảng thời gian nhất định để trẻ kết thúc hoạt động này và bé sẽ
làm gì nếu bé không thực hiện quy ước. Ví dụ, con sẽ có 3 phút để cất những quyển
truyện lên kệ và sau 3 phút nếu con không cất, con sẽ không được xem những quyển
truyện này từ bây giờ đến sáng mai.
Để thành công, bạn nên giữ đúng quy ước nếu trẻ phá luật. Trước những giây cuối cùng,
bạn nên cho bé lời nhắc duy nhất cũng là cuối cùng. Sau thời gian đó, quy ước phải được
thực thi với khuôn mặt nghiêm của bạn. Nếu bé giữ đúng quy ước, một lời động viên trẻ
là cần thiết. Cấu trúc lời động viên nên là: [Khen về nổ lực trẻ vừa làm] + [hướng tới một
6
hoạt động khác]. Ví dụ: Mẹ rất hài lòng vì con dọn dẹp rất sạch sẽ. Nào xuống bếp với
mẹ, có món này mẹ cần con phụ lắm nè!
Nếu trẻ phá quy ước và bắt đầu xuất hiện cơn lốc tantrum, bạn có thể dùng công cụ
time-out bên dưới.
3. Công cụ Time-out: Khi bạn sử dụng công cụ số 1 hoặc số 2 không thành công hoặc trẻ có
xu hướng tự làm đau bản thân hay người khác, bạn có thể sử dụng công cụ Time-out.
Time-out cũng có ích trong một số hành vi sai khác như trẻ làm việc nguy hiểm (nghịch
hóa chất hoặc tự ý chạy ra đường) hoặc trẻ làm sai luật mà bạn và bé đã quy ước (VD
sau 3 phút của quy ước 1-2-3 Go & Magic, trẻ vẫn bướng bỉnh).
Sử dụng công cụ này như thế nào?
Quy ước trước với trẻ một nơi trong nhà gọi là “Vùng time-out”. Nơi này có thể là 1
chiếc ghế ở góc tường hoặc 1 khu vực nào đó, mà nơi đó cần tránh các tác nhân chi phối
trẻ khi thực hiện time-out như TV , giường, ghế sofa hoặc đông người nhà đang sinh
hoạt. Bạn cũng sẽ nói trước với trẻ rằng, khi con vi phạm luật, con sẽ phải vào vùng
time-out này và mẹ sẽ không nói chuyện với con trong suốt thời gian time-out.
Khi trẻ vi phạm, bạn bế bé hoặc yêu cầu bé vào ngay vùng time-out và cho trẻ biết lí do
ngắn gọn tại sao con lại vào vùng time-out, ví dụ “Bin, con hãy vào đứng im lặng vào góc
tường (vùng time-out) trong 2 phút vì con vừa mở tất cả hộp thuốc của mẹ mà không
xin phép mẹ”. Lúc này thái độ của bạn nghiêm và không để ý đến trẻ, thậm chí trẻ la hét.
Bạn không nên đôi co, chửi mắng hay chấp nhận lời xin lỗi của bé khi lệnh time-out đã
ra. Số phút trẻ ở trong vùng này = số tuổi con bạn. Ví dụ, bé 2 tuổi thì sẽ ở đây 2 phút.
Sau khi time-out kết thúc, bạn hãy nói chuyện chi tiết hơn cho bé nghe tại sao con lại
ngồi đây và làm sao để lần sau con không ngồi ở đây nữa.
Phòng ngừa cơn lốc tantrum xảy ra.
Cơn lốc tantrum có thể được ngăn ngừa khi trẻ được dạy:
 Những kỹ năng diễn đạt để kêu gọi sự hổ trợ từ cha mẹ
Một ví dụ , trẻ có thể bị tantrum khi đang loay hoay xếp hình một mình hay cùng bạn bởi
vì trẻ thiếu 2 kỹ năng: Kỹ năng xếp hình vào đúng vị trí và kỹ năng kêu gọi sự giúp đỡ của
cha mẹ. Bạn dạy bé cách kêu gọi sự hổ trợ từ bạn, ví dụ “Bin này, nào hãy cho mẹ xem
mẩu hình nào con đang cầm nhé”. Khi nói, bạn xòe bàn tay và khuyến khích bé đặt mẫu
hình lên tay bạn. Lúc này, bạn có thể dạy bé: “Lần sau, nếu con cần mẹ hổ trợ thì chỉ cần
chạy lại nắm tay mẹ như thế này nhé!”. Dạy trẻ được cách diễn đạt kêu gọi sự trợ giúp
có thể ngăn ngừa tantrum phát triển. Hơn nữa, nếu nhìn vào sự phát triển nhận thức,
trẻ đang phải nỗ lực để vượt qua mức độ khó của trò chơi. Do đó, đi kèm với cách kêu
gọi hổ trợ, bạn cũng có thể cung cấp những kỹ năng phân tích để trẻ vượt qua thử thách
như cách chia mẫu hình theo màu sắc, theo hình dạng, cách xác định các góc chính xác…
7
 Trải nghiệm những hoạt động có chuẩn bị trước
Tantrum có thể xảy ra ở những hoạt động hằng ngày như đi tắm, đi siêu thị, đi nhà sách,
rửa tay trước giờ ăn, hoặc giờ cơm đến bởi vì trẻ lúng túng cách cư xử đúng trong
những hoạt động này, đặc biệt khi trẻ đang chơi hoặc đang ở trong một hoạt động khác.
Cách hữu hiệu là bạn hãy tạo 1 lịch trình các hoạt động này như được báo trước với bé,
lịch trình này nên giống nhau như mỗi ngày hoặc mỗi tuần. Ví dụ, mỗi ngày bé sẽ tắm lúc
5 giờ chiều (sau giờ phim hoạt hình Doraemon chẳng hạn) và giờ cơm sáng, trưa và
chiều sẽ lần lượt 8 giờ sáng, 11 giờ trưa và 6 giờ chiều. Mỗi tuần, bé sẽ đi siêu thị vào
thứ 4 và thứ 6, nhà sách vào thứ 7. Mỗi trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh, bé cần phải
rửa tay… Bằng cách cho trẻ biết trước lịch trình, bé sẽ học cách chuẩn bị trước sự việc
diễn ra và tantrum cũng ít xảy ra.
 Cách cư xử đúng bằng cách nhìn vào “tấm gương” của cha mẹ
Bạn muốn trẻ cư xử đúng và không cần dùng tantrum để “nhấn mạnh” sự trả lời của trẻ,
bạn nên cư xử đúng cách mỗi khi bé thể hiện hành vi không đúng. Tránh dùng lời mắng
nhiếc và la bé kiểu hổ báo, tránh dùng tay chỉ vào mặt bé, tránh lôi kéo bé và đánh bé
giữa đông người và tránh cãi vã với chồng bạn và các thành viên trong gia đình trước
mặt bé. Cư xử đúng là: Khi trẻ không nghe lời, bạn nên bình tĩnh và ngồi xuống để tầm
mắt của bạn và bé ngang tầm nhau với giọng nghiêm trầm bạn có thể yêu cầu hoặc giải
thích với bé. Nếu tantrum xảy ra thì bạn sử dụng cách ứng phó tantrum ở trên và các
công cụ “chiếc thang đặc biệt” để xử lý, tránh dùng bạo lực và tránh mất bình tĩnh.
Q & A
Distraction
Q: Tôi có thể dụ trẻ bằng bánh kẹo hay đồ chơi không?
A: Bạn nên hạn chế tối đa dùng những cái này để đánh lạc hướng trẻ. Mặc dù mục đích của kỹ
thuật này là đánh lạc hướng, nhưng sự đánh lạc hướng cần phải hướng trẻ đến 1 lựa chọn lành
mạnh khác. Đánh lạc hướng là công cụ ngắt năng lượng và sự chú ý của trẻ lên vật ban đầu vì
nó không tốt, Do đó, nếu hướng sang cái khác cũng không tốt sẽ không nên.
1-2-3 Go & Magic
Q: Khi gần hết 2 phút quy ước đầu, trẻ xin thêm 1 phút nữa để hoàn tất công việc, tôi có nên
cho thêm không?
A: Rất tiếc là câu trả lời bạn nên cho trẻ là “không được, mẹ rất tiếc và chúng ta chỉ giao ước là
2 phút thôi”. Lí do cho điều này là bạn đang dạy trẻ 1 bài học quan trọng: Tôn trọng và thực
hiện đúng quy ước. Mặc dù, chỉ cần cho thêm 1 phút trẻ có thể hoàn tất, nhưng với những lần
sau, trẻ sẽ luôn xin bạn. Hãy giữ đúng quy ước và hãy thực thi giao kèo. Trẻ sẽ hiểu và làm tốt
cho những lần sau.
Time-out
8
Q: Trẻ đòi đi vệ sinh lúc thực hiện time-out, tôi phải làm sao?
A: Các chuyên gia nhi từ CDC, Mỹ chia sẻ: Bạn không cần chú ý đến những gì trẻ nói trong lúc
time-out vì thực tế thời gian time-out là rất ngắn, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cá
nhân của trẻ. Một điều mà chắc chắn bạn sẽ gặp nếu bạn cho trẻ đi vệ sinh lúc time-out là trẻ
sẽ biết dùng lí do này để ra khỏi time-out sớm hơn quy định cho những lần sau. Trong trường
hợp, trẻ thật sự cần thiết đi vệ sinh, bạn có thể cho bé đi vệ sinh, nhưng bạn không nói hoặc
hành động gì, chỉ hổ trợ bé đi vệ sinh. Sau khi kết thúc, bạn đưa bé vào time-out lại và thời gian
được tính tiếp tục.
Q: Trẻ đòi hoặc tự ý ra khỏi vùng time-out trước khi bạn cho phép.
A: Bạn yêu cầu hoặc bế bé vào lại vùng time-out. Bên cạnh đó, bạn cho trẻ biết điều gì sẽ xảy ra
nếu trẻ phá luật time-out. Ví dụ, trẻ sẽ không được sử dụng chiếc xe đạp ngày hôm nay hoặc
cuối tuần này con sẽ không được ra nhà sách để mua .... Điều này sẽ cho bé sự tự lựa chọn, một
quy trình cần thiết cho phát triển nhận thức. Ví dụ, sau khi bạn bế bé vào lại time-out, bạn có
thể nói với giọng nghiêm: “Nếu con ra ngoài 1 lần nữa, time-out sẽ kết thúc và con sẽ không
được sử dụng chiếc xe đạp hôm nay. Nếu con im lặng đợi hết thời gian time-out, con có thể sử
dụng chiếc xe đạp”.
Khi bạn đưa ra luật này, thì phải giữ đúng luật này hết cả ngày, hoặc đúng giao kèo. Bài học trẻ
học được là phải chọn 1 lựa chọn và chịu trách nhiệm với lựa chọn đó, dù nó là xấu nhất.
Q: Trẻ la hét khóc lóc trong suốt và cả khi hết thời gian quy định của time-out. Tôi nên cho trẻ
ra khỏi time-out hay tiếp tục thêm thời gian time-out?
A: Lời khuyên đầu tiên của GS.Waston, ĐH Miami, Mỹ chia sẻ: “Cứ kệ thôi, hầu như đứa trẻ nào
vào time-out đều la hét khóc lóc. Tùy vào khả năng kiểm soát cảm xúc và sự trải nghiệm timeout khác nhau, mà có đứa sẽ khóc suốt thời gian time-out, cũng có đứa sẽ chỉ la hét thời gian
đầu. Đây là một trạng thái tâm lý bình thường. Tuy nhiên, trẻ sẽ sớm ngừng hành động này sau
một vài lần time-out vì trẻ sẽ nhận biết được rằng mẹ không quan tâm đến trẻ làm gì trong
time-out. Bạn không nên kết thúc time-out khi trẻ vẫn đang la khóc đến hết giờ hoặc cũng
không nên thêm thời gian time-out. Trong trường hợp trẻ la khóc suốt time-out, bạn có thể làm
như sau: Đợi còn 5 giây trước thời điểm kết thúc, bạn lại gần giữ bé ngồi dậy ngang tằm mắt
của trẻ và nói với giọng nghiêm trầm ấm: “Bin, nghe mẹ nói này, bây giờ con có thể im lặng
nghe mẹ nói con có thể ra ngoài.” Điều này sẽ dạy cho trẻ hiểu được rằng: Trẻ chỉ có thể ra
ngoài nếu chịu im lặng lắng nghe.
Q: Trẻ lấy đồ chơi ra chơi hoặc lên giường giả vờ nằm ngủ trong thời gian time-out, tôi nên
làm gì?
A: Một nguyên tắc quan trọng mà bạn cần tuân thủ và cũng cần cho trẻ biết sự tồn tại của
nguyên tắc này để trẻ tôn trọng nó trong suốt time-out. Nguyên tắc đó là: Trẻ không được có
bất kì món đồ chơi hoặc có yếu tố nào làm trẻ sao nhãng trong thời gian time-out, ví dụ như TV,
giường, điện thoại hoặc ghế sofa. TS. Mark, chuyên gia từ Trung tâm CDC, Mỹ giải thích: Trẻ cần
9
1 khoảng lặng đủ lâu, mà không có bất kì thứ gì làm trẻ sao nhãng, lúc này nó sẽ làm trẻ rơi vào
khoảng thời gian “chán nhất”. Điều này sẽ kích thích tầng 2 của não bộ cho các hoạt động kiểm
soát cảm xúc và phát triển nhận thức đúng sai cho một hành vi. Để đảm bảo nguyên tắc này
được thực thi, bạn chọn vùng time-out là không có các yếu tố gây sao nhãng ở trên và tránh nơi
mà mọi người trong nhà thường xuyên sinh hoạt nói chuyện. Bạn có thể quy ước với thành viên
trong gia đình là họ có thể tạo điều kiện im lặng khi trẻ đang vào time-out, điều này rất cần
thiết cho con trẻ chúng ta học hỏi tốt hơn về kiểm soát cảm xúc.
Q: Trẻ ương bướng nơi công cộng, làm sao tôi có thể tìm vùng time-out?
A: Cũng rất thường khi trẻ ném cơn lốc tantrum nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng, nhà sách
hoặc nhà thờ. Đầu tiên, bạn hãy tìm góc nào đó mà cơn lốc tantrum của trẻ không gây quá
nhiều phiền phức cho mọi người, như khu vực bên ngoài hoặc khu vực gần nhà vệ sinh. Bạn hãy
cho trẻ tự trải qua giai đoạn 1,2,3 của tantrum tại nơi đó hoặc dùng 1-2-3 Go & Magic để quy
ước thời gian nín khóc hoặc ương bướng của trẻ. Nếu trẻ vẫn giữ thái độ không đúng, hãy dùng
time-out và nhìn bức tường là vùng time-out.
Q: Nhà có hai trẻ, hai trẻ thường dành đồ chơi và đánh chọc ghẹo nhau, tôi nên làm sao?
A: Hướng dẫn của tổ chức CDC, Mỹ từng chia sẻ: Đầu tiên bạn nên xác định trẻ nào là nguyên
nhân của vấn đề và có thể áp dụng time-out lên trẻ đó và món đồ chơi sẽ được cất đến cuối
ngày và cả hai anh em không ai được chơi. Nếu bạn không xác định được trẻ nào là nguyên
nhân hoặc cả hai đều có tương tác chọc ghẹo qua lại, bạn hãy time-out món đồ chơi và cho lí do
ngắn gọn tại sao. Điều này sẽ cho hai trẻ hiểu được cách kiểm soát bản thân. Số phút time-out
món đồ chơi bằng tổng số tuổi hai trẻ chia cho 2. Khi thời gian time out kết thúc, hãy kể cho trẻ
vì sao món đồ nằm đó và làm sao nó không nằm đó lần sau, chia sẻ món đồ đó lúc chơi như thế
nào. Time-out món đồ, quyển sách hay đồ vật nào đó cũng là 1 cách bạn có thể làm thay vì
time-out trẻ. Nó có thể áp dụng cho 1 bé, thời gian time-out bằng số tuổi của 1 bé. Hiệu quả
time-out đồ vật vẫn giữ nguyên giá trị nếu bạn vẫn làm tốt các bước như time-out trẻ.
Tài liệu tham khảo:
Green, J. A., Whitney, P. G., & Potegal, M. (2011). Screaming, Yelling, Whining and Crying:
Categorical and intensity differences in Vocal Expressions of Anger and Sadness in Children’s
Tantrums. Emotion (Washington, D.C.), 11(5), 1124–1133.
Daniel J.S. và Tina P.B. (2011) The whole-brain child- 12 Revolutionary strategies to nurture your
child developing mind. Delacorte Press. New York.
Waston T.S., Gebhardt S. & Watson T. (2010) temper tantrums: Guidelines for parents and
teachers. National Association of School Psychologists. Helping children at home and school.

 LÀM SAO ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI SỰ GIẬN DỮ & BƯỚNG BỈNH Ở TRẺ

 

Xem công thức làm nước ép trên kênh you tube của NuocEp.vn nhé

Liên hệ chúng tôi:

CTY CỔ PHẦN NƯỚC ÉP VIỆT NAM

Địa chỉ: 22 Lý Chính Thắng, Phường 8, Quận 3, Tp.HCM

Hotline: 0909 965 385 (zalo/viber)

Mail: amytran8288@gmail.com

Website: www.nuocep.vn

Follow chúng tôi:

Join our Group: Nước ép chất_Bật sống xanh
Youtube
➸https://www.youtube.com/trandiemphuongofficial
Facebook
➸https://www.facebook.com/
trandiemphuongofficial
Instagram
https://www.instagram.com/
trandiemphuongofficial
Tiktok
https://tiktok.com/
trandiemphuongofficial
Website:
➸http://nuocep.vn/

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN:  060148787691 - TRẦN THỊ DIỄM PHƯƠNG - Ngân hàng Sacombank Hồ Chí Minh

Từ khóa tìm kiếm
#mayeptraicay #muamayeptraicay #mayeptraicayhurom #mayeptraicaygiare #juice #fruitjuice #juicerhurom #huromh200 #huromh300 #mayepcham #nuoceptrai #nuocepchuabenh #nuocepchuabenhungthu #cachlamnuocep #nuocephuuco #muamayepchinhhang #muamayephurom #mayephuromchinhhang #mayeptraicaygiare #muamayepodau #mayeptraicaymaudo #mayeptraicaymauden #mayepchamhurom #nuocep #nuocepngon #nuocepchonguoibibenhtieuduong #trandiemphuong #huromchinhhang #congthuclamnuocep #raucudalat #traicayhuuco #nuocephuuco #nuoceporganic #goodjuice #greenlife #vegan #thuanchay

BẠN ĐANG CẦN TÌM MUA MÁY ÉP CHÍNH HÃNG GIÁ TỐT ? CLICK VÀO "SHOP NOW"

MÁY ÉP HUROM CHÍNH HÃNG

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

LƯỢT TRUY CẬP

Tổng truy cập 468,300

Đang online2

HOTLINE

diem phuong

0909 965 385

FOLLOW US ON FACEBOOK

FOLLOW ON YOU TUBE

FOLLOW US ON TIKTOK

FOLLOW US ON INSTAGRAM

JOIN OUR GROUP

ĐĂNG KÝ BỘ CÔNG THƯƠNG